Trao đổi nghiệp vụ --  03:00 Thứ tư, 25/03/2020

Cùng thực hiện các quy định của quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo Việt Nam

Ngày 24/12/2018, Hội Nhà báo Việt Nam đã ban hành Quy tắc sử dụng mạng xã hội của Nhà báo - hội viên Hội Nhà báo Việt Nam. Đồng thời, ngày 1/1/2019, Luật An ninh mạng vừa được Quốc hội thông qua, cũng chính thức có hiệu lực. Đây là hai văn bản quan trọng nhất đòi hỏi các cơ quan báo chí và các nhà báo - hội viên Hội Nhà báo Việt Nam cần phải nghiêm túc thực hiện.


Ngày 24/12/2018, Hội Nhà báo Việt Nam đã ban hành Quy tắc sử dụng mạng xã hội của Nhà báo - hội viên Hội Nhà báo Việt Nam. Đồng thời, ngày 1/1/2019, Luật An ninh mạng vừa được Quốc hội thông qua, cũng chính thức có hiệu lực. Đây là hai văn bản quan trọng nhất đòi hỏi các cơ quan báo chí và các nhà báo - hội viên Hội Nhà báo Việt Nam cần phải nghiêm túc thực hiện.

Luật an ninh mạng là cơ chế tối ưu nhất nhằm đảm bảo công tác quản lý thông tin, truyền thông ở trong nước đáp ứng đòi hỏi của tiến trình hội nhập, phù hợp với xu thế và bối cảnh phát triển xã hội thông tin ở Việt Nam. Quy tắc sử dụng mạng xã hội của nhà báo - hội viên Hội Nhà báo Việt Nam ( gồm 3 chương và 7 điều) quy định cụ thể những điều nhà báo được làm và không được làm. Hơn ai hết, đối với người làm báo, chúng ta phải nhận thức rất rõ về điều này.

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh và các Sở, Ban, Ngành trao giải thưởng cho tác giả, nhóm tác giả đạt giải báo chí cấp tỉnh về xây dựng Đảng (Búa Liềm Vàng) năm 2018. Ảnh: QUỐC TUẤN

Vấn đề an ninh mạng, an toàn thông tin mạng đang đặt ra những thách thức lớn, nhất là các nguy cơ bị tấn công mạng, cài đặt mã độc, phần mềm gián điệp để đánh cắp thông tin, chiếm quyền điều khiển, quản trị các trang thông tin điện tử... Với báo chí điện tử trong nước, bên cạnh thế mạnh và ưu điểm cơ bản, một số báo và trang thông tin điện tử của ta còn thiếu nhạy bén chính trị, chưa làm tốt chức năng tư tưởng, văn hóa, xa rời tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ. Các thông tin, hình ảnh đăng tải trên mạng xã hội, mặt trái là thiếu tính chính thống, chính xác, trách nhiệm, khó kiểm chứng; nhiều thông tin mang tính cá nhân, bịa đặt, xuyên tạc, bôi nhọ tổ chức, cá nhân; không ít thông tin lừa đảo, vi phạm pháp luật, đi ngược lại lợi ích của cộng đồng, làm phương hại an ninh quốc gia. Cùng với những báo, tạp chí điện tử đã được cấp phép đúng luật, xuất hiện nhiều website không phải là cơ quan báo chí nhưng hoạt động và đăng tải thông tin như một cơ quan báo chí, vi phạm Luật Báo chí và các quy định pháp luật khác. Điểm yếu hiện nay của chúng ta là chưa kiểm soát hiệu quả các sản phẩm, website của doanh nghiệp nội dung số nước ngoài tại Việt Nam. Điều này đã tạo ra những khoảng trống để các thế lực tiêu cực, phản động lợi dụng đưa thông tin xuyên tạc, kích động, phá hoại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh tư tưởng, văn hóa của ta, tác động xấu đến đông đảo công chúng, nhất là giới trẻ. Trước bối cảnh an toàn an ninh mạng hiện nay, các cơ quan báo chí nói riêng, cơ quan nhà nước nói chung, ngoài việc xây dựng hệ thống thông tin thống kê hiện đại, đáp ứng nhu cầu dùng tin của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cũng cần phải bảo vệ hệ thống công nghệ thông tin, đảm bảo cho hệ thống hoạt động ổn định, an toàn và tin cậy. Đối với người làm báo Việt Nam “khi tham gia mạng xã hội cần làm 4 việc sau: Dùng/sử dụng tài khoản mạng xã hội của cá nhân mình để tương tác, chia sẻ, đăng tải, cung cấp, định hướng thông tin có ích cho xã hội và đất nước; Đăng tải bình luận, ý kiến nhận xét đúng mực, có văn hóa, có trách nhiệm về những vấn đề mà dư luận xã hội quan tâm; Thông báo cho cơ quan có thẩm quyền những thông tin sai sự thật bị phát tán trên mạng xã hội có ảnh hưởng xấu, gây tổn hại đến lợi ích của cộng đồng, đất nước, uy tín của tổ chức, cá nhân; Phát hiện, khai thác có kiểm chứng, có chọn lọc thông tin về những vấn đề mới của xã hội để phục vụ tác nghiệp báo chí. Mặt khác, có 8 việc/điều người làm báo Việt Nam không được làm khi tham gia mạng xã hội. Cụ thể: Vi phạm các quy định về quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin trên mạng; các quy định về bảo mật dữ liệu, tài liệu; quy định về bảo vệ bí mật thông tin riêng, thông tin cá nhân của công dân và các quy định khác của pháp luật; Đăng tải, gỡ bài viết, hình ảnh, âm thanh trên mạng xã hội vì mục đích tống tiền hoặc các mục đích không trong sáng khác; Đăng tải các tin, bài, hình ảnh, âm thanh trên mạng xã hội, đưa ra các bình luận, chia sẻ quan điểm cá nhân hoặc trích đăng lại các bài phát biểu, ý kiến trái với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; trái với nội dung, quan điểm của tác phẩm báo chí mà bản thân người làm báo đó đã viết và đăng tải, trái với quan điểm của cơ quan báo chí nơi mình công tác; Bình luận, nhận xét, chia sẻ các thông tin có mục đích kích động, lôi kéo người khác phản ứng tiêu cực và các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng, đối ngoại… quan trọng, có yếu tố phức tạp nhạy cảm đang cần tạo sự đồng thuận, cách nhìn và thái độ tích cực mang tính xây dựng của cộng đồng; Sao chép, chia sẻ, phát tán tin, bài, tác phẩm, âm thanh, hình ảnh vi phạm bản quyền, hoặc có được bằng những cách thức không chính thống, không hợp pháp; Thông tin vụ việc chưa được kiểm chứng, gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho các hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ; gây tổn hại về thể chất, danh dự, nhân phẩm của công dân; tuyên truyền, kích động bạo lực, cổ súy lối sống đồi trụy, hủ mục mê tín dị đoan, các hành vi tiêu cực, phân biệt đối xử về giới, vùng miền, dân tộc, phân biệt chủng tộc; Miêu tả thô thiển, phản cảm những hành động dâm ô, tội ác, thông tin không phù hợp với thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa của dân tộc và đạo đức xã hội; Sử dụng logo, hình ảnh, thông tin dữ liệu của tổ chức Hội Nhà báo Việt Nam, sử dụng danh nghĩa Hội Nhà báo Việt Nam khi tham gia các diễn đàn, trang mạng xã hội khi chưa được phép”.                                     

Hiện nay, các địa phương trong cả nước đang tập trung đẩy mạnh xây dựng Chính quyền điện tử, nên công tác bảo vệ an ninh mạng cũng đang được tỉnh đặc biệt quan tâm. Cùng với sự đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, những năm qua, các địa phương đã và đang tập trung các nguồn lực, ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng kỹ táuật, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin. Công tác đảm bảo an toàn, an ninh thông tin, bảo vệ bí mật nhà nước trên môi trường mạng cũng được chú trọng. Các tỉnh, thành phố đã ban hành Quy chế đảm bảo an toàn thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước; đã xây dựng các hệ thống thông tin  được bảo vệ bởi hệ thống tường lửa, hệ thống phát hiện và phòng, chống truy cập trái phép, hệ thống lưu an toàn dữ liệu, hệ thống quét, lọc thư rác. Nguồn lực công nghệ thông tin cũng được quan tâm, tăng cường. Đến nay 100% cơ quan Đảng cấp tỉnh, cấp huyện có cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin. Tuy nhiên, trước những yêu cầu và thách thức đang đặt ra, các cơ quan báo chí, đội ngũ người làm báo, đặc biệt là hội viên nhà báo rất cần được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng về quản lý các trang thông tin điện tử tổng hợp theo hướng yêu cầu các trang thông tin này phải có nhân sự đủ năng lực nghiệp vụ báo chí để tổ chức, quản lý nội dung đăng tải trên đó. Không được biến trang thông tin thành tờ báo điện tử trá hình. Cần tập trung tuyên truyền việc tăng cường đôn đốc, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị chức năng trong việc xây dựng hệ thống cổng thông tin điện tử bảo đảm các yêu cầu về an toàn, an ninh mạng. Về lâu dài, cần từng bước áp dụng tiêu chuẩn trong quản lý an toàn, an ninh mạng cho các cổng thông tin điện tử của cơ quan Đảng, Nhà nước, trong đó có các cơ quan báo chí trọng yếu. Công cụ quan trọng nhất mà chúng ta đang nắm giữ hiện nay đó là Luật an ninh mạng và Quy tắc sử dụng mạng xã hội của nhà báo – hội viên Hội Nhà báo Việt Nam. Để triển khai có hiệu quả hai văn bản quan trọng  này, Hội Nhà báo các tỉnh, thành phố cần tổ chức các cuộc hội thảo, tạo điều kiện cho các nhà báo, hội viên nhà báo phát huy trí tuệ cung cấp thêm những kiến thức tuyên truyền về mạng xã hội và quản lý thông tin truyền thông trên mạng xã hội ở địa phương; đồng thời cũng nêu rõ thực trạng, vấn để đặt ra và giải pháp, đặc biệt là tìm ra vấn đề nhận thức về những nguy cơ, thách thức đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia cần được tiếp tục phân tích, đánh giá thấu đáo, góp tiếng nói để thực hiện Luật An ninh mạng và Quy tắc sử dụng mạng xã hội của nhà báo – hội viên Hội Nhà báo Việt Nam. Những vấn đề trọng tâm của hội thảo, cần đi sâu vào việc xây dựng, hoàn thiện quy định, quy chế sử dụng mạng máy tính của cơ quan; Xây dựng, hoàn thiện phương án bảo đảm an ninh mạng đối với hệ thống thông tin của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị ở địa phương; Phương án ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị ở trung ương và địa phương. Trên cơ sở Quy tắc này, căn cứ đặc thù, các cơ quan báo chí xây dựng quy tắc riêng để điều chỉnh hành vi người làm báo thuộc cơ quan mình khi sử dụng mạng xã hội (bao gồm cả những người chưa được cấp thẻ nhà báo, chưa phải là hội viên Hội Nhà báo Việt Nam).

Người làm báo Việt Nam ngoài việc thực hiện nghiêm quy định pháp luật, quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam, cần nắm vững, thực hiện đúng, đầy đủ và vận động, giám sát, nhắc nhở đồng nghiệp cùng thực hiện các quy định của Quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo Việt Nam.
LÊ VĂN THIỀNG
Nguyên Trưởng Ban công tác Hội, Hội Nhà báo Việt Nam

BÌNH LUẬN


0 bình luận

Họ tên (*)
Email (*)
Nội dung (*)

Hội nhà báo Hà Tĩnh Việt Nam


Địa chỉ: 34B Nguyễn Công Trứ, TP. Hà Tĩnh, Hà Tĩnh, Việt Nam
Tel: 02393.855463 - 02393.850548
Website: Hoinhabaohatinh.org.vn
Email: Nguoilambao168@gmail.com - Contact@hoinhabaohatinh.vn

Copyright(C) 2015 by hoinhabaohatinh.org.vn
Giấp phép số: 03/GP-STTTT cấp ngày 18/12/2015