Hiện nay cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4, hay gọi là cách mạng số đang tác động mạnh mẽ đến báo chí truyền thống nói chung và mảng Phát thanh - Truyền hình (PT - TH) nói riêng với những thuật ngữ quen thuộc như "truyền thông xã hội", truyền thông số"…
Hiện nay cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4, hay gọi là cách mạng số đang tác động mạnh mẽ đến báo chí truyền thống nói chung và mảng Phát thanh - Truyền hình (PT - TH) nói riêng với những thuật ngữ quen thuộc như "truyền thông xã hội", truyền thông số"…
Hiện nay cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4, hay gọi là cách mạng số đang tác động mạnh mẽ đến báo chí truyền thống nói chung và mảng Phát thanh - Truyền hình (PT - TH) nói riêng với những thuật ngữ quen thuộc như “truyền thông xã hội”, truyền thông số”… Công nghệ làm báo nói, báo hình trước đây là độc tôn của ngành PT - TH vì chủ yếu là do trang bị các thiết bị tiền kỳ, hậu kỳ khá đắt đỏ. Từ các camera M7, M9 đến Betacam SP, DVCam cùng những bộ dựng AB roll gồm bàn dựng Panasonic, Sony DFS 700, 800, bàn điều khiển PVE 500… với giá trị là những gia tài, nhưng hiện nay với công nghệ mới, những máy quay cầm tay, máy ảnh cá nhân, thậm chí là Smartphone cũng có thể quay được những thước phim ấn tượng, những máy tính cá nhân cũng có thể dựng được những MV hay, và với mạng xã hội chỉ sau vài thao tác là đến với bất cứ ai, nơi nào trên thế giới, do đó bất cứ ai cũng có thể trở thành phóng viên, người đưa tin. Mặt khác công nghệ số đã xóa nhòa mọi ranh giới với hàng triệu người sử dụng máy tính, máy tính bảng, smartphone, kết nối không giới hạn, thông tin nhanh và sự tương tác rộng. Do đó, cách xem truyền hình của khán giả hiện nay cũng thay đổi theo. Họ xem những gì mình cần chứ không phải những gì mà chúng ta có.
Vậy nên để đáp ứng nhu cầu đó ngành PT - TH cần phải đổi mới phương thức sản xuất chương trình để đáp ứng với sự cạnh tranh của mạng xã hội hiện nay đó là chất lượng chương trình, thông tin kịp thời, chính thống và tin cậy, đa dạng hóa phương thức truyền dẫn để thu hút và tạo điều kiện tương tác cho khán thính giả.
Trưởng phòng kỹ thuật sản xuất chương trình, Đài PT - TH Hà Tĩnh Võ Hoàng Sơn chỉ đạo nhân viên sản xuất chương trình. Ảnh: P.V
Những năm qua PT - TH Hà Tĩnh đã chuyển đổi sang số hóa hoàn toàn với những thiết bị tiền kỳ là máy quay thẻ nhớ thế hệ mới nhất, dựng hình trên những máy tính có cấu hình mạnh nhất và chất lượng hình ảnh đầu ra Full HD 1920 1080. Có thể nói đội ngũ người làm báo PT - TH đã có những sự sáng tạo trong cách thể hiện và làm chủ các thiết bị mà mình được trang bị. Đội ngũ phóng viên, Biên tập viên đã sáng tạo từ những góc quay, khuôn hình đến nội dung chương trình để đáp ứng yêu cầu khắt khe của khán thính giả. Nhiều phóng sự, phóng sự điều tra, phim tài liệu tham gia các liên hoan giành được giải cao… Các hội viên SXCT đã tìm tòi, học hỏi cách thể hiện, dựng chương trình để hoàn thành các tác phẩm một cách tốt nhất. Ngoài làm chủ những phần mềm dựng hình hiện có, những kỹ xảo ấn tượng kết hợp với âm thanh sống động, đội ngũ hội viên SXCT đã nghiên cứu, sáng tạo đưa vào những hình ảnh đồ họa 3D để minh họa thêm làm cho các tác phẩm chạm tới cảm xúc của người xem.
Bên cạnh đó vướng mắc nhất của Truyền hình Hà Tĩnh là xe màu đã được đầu tư từ những năm 2003 với trang thiết bị cũ kỹ chuẩn SD 4/3 mà yêu cầu làm các chương trình Truyền hình trược tiếp, ghi hình lưu động ngày càng dày đặc. Đội ngũ hội viên SXCT đã nghiên cứu sáng tạo để chuyển đổi thành công sang xe màu full HD với 5 camera và mở rộng kết nối với flycam và 1 camera wifi đáp ứng mọi yêu cầu của thực tế.
Để đưa được thông tin kịp thời đến khán thính giả các hội viên của Đài đã thông qua ứng dụng mạng công nghệ mới nên dù ở đâu, lúc nào, trong hoàn cảnh nào chỉ cần có internet hoặc sóng điện thoại là phóng viên, Biên tập viên có thể chuyển tin bài về Sever lưu trữ và sau khi qua hệ thống kiểm duyệt tin bài sẽ được chuyển sang SXCT tổ chức dựng và sau đó lại qua hệ thống kiểm duyệt để truyền dẫn và phát sóng. Nhờ đó trong các đợt thiên tai, bão lũ, hỏa hoạn, HTTV luôn kịp thời thông tin đến khán giả những hình ảnh chân thật nhất, sống động nhất, phản ánh kịp thời những khó khăn của bà con, địa phương nơi rốn lũ, tâm bão, nơi bị hỏa hoạn để có những ứng cứu kịp thời.
Tuy vậy, hiện nay phương thức xem truyền hình truyền thống đã thay đổi. Thay vì ngồi trước ti vi thì phần lớn khán giả đã chuyển sang xem trên các thiết bị cầm tay như máy tính bảng, smartphone.. vì vậy đội ngũ hội viên SXCT đã phối hợp với các Biên tập viên, phát thanh viên của các phòng chuyên môn như Thư ký Biên tập, Chuyên đề, Văn nghệ, Thời sự để chuyển tải các nội dung của chương trình lên website HatinhTV, do đó dù bất cứ ở đâu, nơi nào miễn là có thiết bị kết nối internet là có thể xem được trực tiếp sóng PT - TH Hà Tĩnh và xem lại các chương trình yêu thích. Mặc dù trong các chương trình PT - TH trực tiếp khán thính giả có thể tương tác trực tiếp với khách mời, Biên tập viên, Phát thanh viên như chương trình Vấn đề hôm nay, Giao lưu, Đối thọai, Tọa đàm, Quà tặng âm nhạc và Nhịp cầu âm nhạc nhưng để thu hút khán thính giả tương tác hơn nữa Đài đã phát online các chương trình trực tiếp và các chuyên đề, chuyên mục, quảng bá, phóng sự, phim tài liệu, phim truyện trên mạng xã hội facebook, fanpage của Đài. Với các thiết bị thông minh, dù ở đâu khán giả cũng có thể theo dõi các chương trình yêu thích, chia sẻ thông tin và kết nối với những người hâm mộ khác ngay trước, trong và sau khi chương trình lên sóng. Qua đó đài có thể so sánh lượng người hâm mộ trung bình trên các trang mạng xã hội để nhận biết mức độ thành công của một chương trình truyền hình.
Với sự phát triển như vũ bão của công nghệ, những người làm PT - TH cần nhận thức cao hơn nữa vai trò, tác động của mạng xã hội, từ đó có những thay đổi trong tư duy, trong cách thức khi sản xuất các chương trình truyền hình để thích ứng với nhu cầu thực tế của hiện tại. Và hiện tại dưới sự chủ động, linh hoạt trong quản lý, điều hành của Hội Nhà báo tỉnh nhà cũng như sự quan tâm chỉ đạo sát sao của lãnh đạo các cấp, hội viên Chi hội Nhà báo Đài PT - TH Hà Tĩnh sẽ vững tin trên chặng đường hội nhập và phát triển.